Tháp nước Phan Thiết là công trình ghi dấu mối quan hệ của hai nước Việt – Lào và trở thành biểu trưng của tỉnh Bình Thuận. Với lối kiến trúc cổ kính, kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa, tháp nước Phan Thiết trở thành điểm du lịch lịch sử của thành phố. Nếu bạn đang có dự định trải nghiệm thành phố Phan Thiết thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây của Sóng Biển Xanh Resort.
1. Tổng quan tháp nước biểu tượng của Phan Thiết
Tháp nước Phan Thiết hay còn gọi là Lầu nước, nằm ngay bên sông Cà Ty được người Pháp thi công xây dựng từ năm 1928 và hoàn thành năm 1924. Tháp nước được xây dựng theo quy hoạch đô thị của nhà cầm quyền với mục đích cấp nước cho tòa Công sứ Pháp (trụ sở UBND Bình Thuận) và người dân thành phố. Tháp nước nằm ngay bên bờ sông Cà Ty, cách tòa Công sứ khoảng 350m.
Tháp nước Phan Thiết được hoàng thân Lào Xuphanuvong thiết kế, sở Công Chính Hà Nội phê duyệt và nhà thầu Ưng Du (Huế) thi công. Tháp được xây theo hình trụ bát giác đều, chia thành 3 phần gồm thân, bầu đài và mái.Phấn thân tháp hình trụ bát giác, mỗi cạnh là 3.9m, càng lên cao càng thu nhỏ. Chiều cao từ chân để lên đỉnh tháp là 32m, đường kính chân tháp dài 9 m, diện tích sàn 73,4 m2.
Dọc theo thân tháp có 5 ô thông gió với các hoa văn cách điệu chữ triện với 5 chữ “Hỷ”, “Phúc”, “Thọ”, “Kiết”, “Lộc” với ý nghĩa cầu mong người dân vui vẻ, hạnh phúc, trường hoa, ấm no. Phần bầu đài của tháp hay phần bồn nước hình bát giác, cao 5m, đường kính 9m và có thể chứa 350m3 nước. Xung quanh bầu đài có 8 hình tròn đắp chữ nổi U.E.P.T (Usine des Eaux de Phan Thiết – Nhà máy nước Phan Thiết.
Bản đồ đường đi đến Thác nước Phan Thiết
Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Chí Phú,Phó Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận thì quá trình thi công đài nước Phan Thiết được kiểm tra giám sát nghiêm ngặt. Sỏi xây dựng phải đem rửa 5 lần cho sạch, cát cát đúc cũng rửa 3 lần để loại bỏ hết chất bụi bẩn. Sắt thép thi công phải chà kỹ lượng hết hoen rỉ. Chính sự tỉ mỉ này đã giúp cho hình ảnh tháp nước Phan Thiết vẫn được giữ gần như nguyên bản sau gần 100 năm hoàn thành.
2. Ý nghĩa của tháp nước Phan Thiết
Trải qua gần 100 năm tồn tại, hứng nhiều bom đạn chiến tranh và sự khắc nghiệt của môi trường, tháp nước Phan Thiết vẫn uy nghi, thiêng liêng giữa lòng thành phố. Năm 2018, tháp nước được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đến những năm gần đây, chính quyền chủ trương sửa chữa, tu bổ để bảo tồn giá trị di tích và phát triển du lịch của địa phương.
Tháp nước Bình Thuận được không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn mang ý nghĩa kinh tế văn hóa. Tháp nước là công trình xây dựng, kết hợp kỹ thuật của các nước Lào, Pháp và Việt Nam. Do đó, tháp nước Phan Thiết là biểu tượng cho mối bang giao,tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giữa 3 quốc gia. Tháp nước vừa mang những đặc trưng cổ xưa của Việt Nam vừa có sự phá cảnh với lối kiến trúc, phong cách của nước khác.
Bên cạnh ý nghĩa lịch sử, đài nước Phan Thiết còn có ý nghĩa trong phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận. Sóng Biển Xanh tin rằng đây là địa điểm không du khách nào có thể bỏ qua khi đi dạo trên bờ sông Cà Ty. Bạn sẽ có được những bức ảnh lưu niệm khó quên bên tháp nước biểu tượng của Phan Thiết.
Xung quanh tháp nước có khá nhiều resort Phan Thiết Mũi Né, các khách sạn để du khách lưu trú. Khi ở gần tháp nước, du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh tháp nước Phan Thiết hiện lên cổ kính và trang nghiêm. Du khách có thể dễ dàng di chuyển mà không mất quá nhiều thời gian khi từ nhà nghỉ tới tham quan tháp nước Phan Thiết. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang có kế hoạch đưa công trình này trở thành điểm du lịch quan trọng trong thành phố.
Bài viết của Sóng Biển Xanh Resort đã khái quát thông tin về tháp nước Phan Thiết, một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận. Các bạn có thể tham khảo, sắp xếp thời gian để tham quan biểu tượng của thành phố Phan Thiết nhé!